1. Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường.

2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa Ở Trẻ

Do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh, khiến bé có nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng tai, điển hình là viêm tai giữa.

Ngoài lý do trên, có một số yếu tố khác cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh như:

  • Viêm tai giữa thường được bắt nguồn từ cảm lạnh. Những bé phải tiếp xúc với các bé khác chẳng hạn như ở nhà trẻ, thì có nguy cơ cao mắc cảm lạnh và viêm tai giữa.
  • Khi bé phải sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá, thì nguy cơ mắc bệnh của trẻ là rất cao.
  • Nhóm trẻ bú bình có khả năng bị viêm tai hơn trẻ bú mẹ. Điều này là do khi bé nằm và uống sữa bình thì có thể sữa từ trong tai sẽ tràn vào ống thính giác, gây viêm. Nhất là khi bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng. Nếu bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.

3. Điều trị bệnh viêm tai giữa theo phương pháp dân gian.

Các trường hợp nhẹ thì bạn phải bổ sung sức đề kháng cho con hằng ngày vì để bé cảm lạnh, ho,… kéo dài sẽ làm cho tình trạng viêm tai giữa nặng hơn, tai mũi họng liên quan đến nhau, một khi một bộ phận bị tổn thương nó sẽ kéo theo các bộ phận liên quan.

Viêm tai giữ nặng thì các biện pháp dân gian áp dụng sẽ hiệu quả một phần chứ không dứt điểm được. Vậy nên cần bổ sung sức đề kháng cho trẻ hàng ngày như:

  • Tắm nước ấm cho trẻ, massage Dầu tràm nguyên chất cho trẻ ở lưng, bụng, ngực, chân mỗi khi tắm xong và trước khi đi ngủ. Làm vậy sẽ giúp giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  • Cho trẻ uống Nước Cất Tinh Dầu Tỏi Thành Công, chanh đào mật ong, nước tía tô,…giúp cho cơ thể trẻ luôn được giữ ấm.
  • Bổ sung dưỡng chất trong bữa ăn cho trẻ , đảm bảo trẻ ăn đủ chất. Tăng sức đề kháng cho trẻ sẽ giúp trẻ không bị viêm tai giữa tái phát.
  • Cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng vì đây là những tháng trẻ cần nhiều dưỡng chất nhưng trẻ chưa thể tự ăn để nạp đủ dinh dưỡng cho mình, thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vàng cho trẻ. Nếu trẻ bú sữa bình thì mẹ nên tập cho trẻ ngồi uống sẽ hạn chế được viêm tai giữa.

Các trường hợp nặng bạn nên thăm khám để có biện pháp kịp thời.

Chúc Bé Khỏe Mạnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *